Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Hồng Hưng - Huyện Gia Lộc

23/4/2023  |  English  |  中文

Giới thiệu tổng quan - Xã Hồng Hưng


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Hồng Hưng là mảnh đất thuộc huyện Gia Lộc, theo lịch sử để lại, xưa kia là vùng sông nước, có gốc tích sa bồi do sông Thái Bình và sông Hồng bồi tụ tạo nên cách đây khoảng 2.000 năm. Mảnh đất có bề dầy lịch sử gắn bó với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Hồng Hưng ngày nay có nhiều tên gọi và quy mô địa giới hành chính khác nhau.

Mảnh đất Hồng Hưng ngày nay, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 gồm 3 xã: Phương Xá, Cát Khê, Phương Bằng. Xã Phương Xá gồm 4 thôn: Phương Khê (còn gọi là làng Phe), Thị Xá (còn gọi là Gôi Thượng), Hoàng Xá (còn gọi là làng Vàng) và Nhân Lý. Xã Cát Khê gồm 2 thôn: Cát Tiền, Cát Hậu (còn gọi là làng Cát). Xã Phương Bằng gồm 2 thôn: Phương Bằng, An Thôn. Sau khi cách mạng giành chính quyền ngày 19/8/1945, bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, lập đơn vị hành chính cấp xã.

Đầu năm 1946, huyện Gia Lộc đã ra quyết định hợp nhất 2 xã Phương Bằng và Cát Khê là một, lấy tên là xã Phương Cát. Xã Phương Xá giữ nguyên. Ngày 18/12/1948, Uỷ ban hành chính kháng chiến huyện Gia Lộc quyết định hợp nhất 2 xã Phương Xá và Phương Cát thành xã Hồng Hưng gồm 7 làng: Phương Bằng, Phương Khê, Thị Xá, Hoàng Xá, Nhân Lý, Cát Tiền, Cát Hậu.

Trước yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới, người dân trong xã với nhiều ngành nghề như sản xuất nông nghiệp, buôn bán, cơ khí, sửa chữa nhỏ... và một phần lớn là các hộ công nhân, viên chức hiện đang công tác, hoặc đã nghỉ hưu ra sinh sống hình thành một khu dân cư mới nằm ven giao lộ đường 17A (nay là Quốc lộ 37) với đường 191C (khu vực quán Phe). Năm 1997 thị tứ Hồng Hưng được công nhận là một khu dân cư độc lập, là một đơn vị thuộc xã Hồng Hưng. Như vậy, đến năm 1997, xã Hồng Hưng có 7 thôn gồm: Phương Bằng, Phương Khê, Thị Xá, Hoàng Xá, Nhân Lý, Cát Tiền, Cát Hậu và một thị tứ Hồng Hưng (hay còn gọi là thị tứ Quán Phe).

Thực hiện quyết định số 1661/QĐ-UBND, ngày 14/5/2019 của UBND tỉnh Hải Dương về việc thành lập các thôn mới trên địa bàn các xã trực thuộc huyện Gia Lộc, xã Hồng Hưng thành lập 2 thôn mới là thôn Phương Khê và thôn Thị Xá. Thôn Phương Khê được thành lập trên cơ sở sáp nhập Thị tứ Hồng Hưng với thôn Phương Khê. Thôn Thị Xá được thành lập trên cơ sở sáp nhập thôn Nhân Lý với thôn Thị Xá. Như vậy, kể từ ngày 01/6/2019, xã Hồng Hưng có 6 thôn: Phương Khê, Thị Xá, Hoàng Xá, Cát Hậu, Cát Tiền và Phương Bằng.

Theo thống kê đến 31/12/2019, xã Hồng Hưng có diện tích đất tự nhiên 541,99 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 374,39 ha, đất phi nông nghiệp là 167,6 ha, đất ở là 49,44 ha còn lại là đất khác. Dân số có 2.587 hộ với 8.300 nhân khẩu. 

Đất đai của xã chủ yếu là đất thịt nhẹ, pha cát, là vùng đất trũng nằm ven sông Tràng Thưa. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất đai của địa phương trũng, nhưng không có hệ thống kênh mương dẫn nước, mùa mưa thường xuyên bị úng ngập, mùa khô thì bị hạn hán. Việc sản xuất nông nghiệp hầu như phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, nên vụ Chiêm chỉ cấy được khoảng 40% diện tích, vụ Mùa cấy khoảng 60% diện tích, còn lại là bỏ hoang hoá. Phía Nam có sông Tràng Thưa chảy qua, con sông này xưa kia là đường giao thông thuỷ thuận lợi. Trên sông thuyền bè xuôi ngược chuyên chở hàng nông sản. Chủ yếu là gạo từ bến chợ Cát đi Hải Phòng và các nơi. Hàng hoá nhập về là tre, gỗ từ miền núi. Nay con sông Tràng Thưa nằm trong hệ thống Bắc Hưng Hải, được nhân dân đắp đê trị thuỷ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi hợp lý, là nguồn nước tưới cho ruộng đồng rất thuận lợi. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Hồng Hưng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đường giao thông trục xã chỉ dài khoảng 2km, đường các thôn nhỏ hẹp ngoằn ngoèo, lầy lội vì toàn đường đất. Thôn Cát Hậu có một đoạn đường lát gạch nghiêng, thôn Phương Khê, Cát Tiền, Phương Bằng có một đoạn lát đá tảng đi vào đình. Việc đi lại rất khó khăn. Ngày nay, hệ thống giao thông thuận tiện, có đường Quốc lộ 37 (trước đây gọi là đường 17A), đường trục Bắc - Nam chạy qua xã.  Ngoài ra hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn, đường thôn xóm nay được mở rộng rải nhựa, bê tông rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, xã Hồng Hưng dân cư ít có khoảng 2.939 người với 566 hộ, có 585 xuất đinh (tức đàn ông tuổi từ 18 tuổi trở lên). Dân cư thưa thớt một phần do điều kiện kinh tế khó khăn, các nạn dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã cướp đi nhiều sinh mạng, tình trạng "hữu sinh vô dưỡng" diễn ra khá phổ biến.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, người dân về đây sinh cơ lập nghiệp và hội tụ thành nhiều dòng họ khác nhau như: họ Nguyễn, họ Phạm, họ Vũ, họ Đặng, họ Lê… tạo nên một cộng đồng dân cư đông đúc, sống quần tụ bên nhau. Đến nay trên địa bàn xã có khoảng 38 dòng họ.

Dưới thời thống trị của phong kiến và thực dân Pháp, nhân dân Hồng Hưng phần lớn tá điền là dân nghèo phải đi làm thuê, làm mướn cho bọn địa chủ cường hào rất khổ cực, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn.

Từ những năm đầu công nguyên trên mảnh đất Hồng Hưng đã hình thành cộng đồng làng xã. Những cư dân đầu tiên của Hồng Hưng là những người đến đây khai phá tạo dựng nên ấp trại. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, chinh phục thiên nhiên, chống xâm lược... đã tạo dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp ngày nay.

Trong quá trình lao động và chiến đấu để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, tính cộng đồng làng xã của nhân dân được xây dựng ngày càng gắn bó chặt chẽ. Người dân Hồng Hưng là những người nông dân hiền lành chất phác, có truyền thống lao động cần cù đoàn kết thương yêu nhau, giầu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng. Trải qua bao thế hệ kế tiếp nhau, nhân dân Hồng Hưng quây quần trong tình làng, nghĩa xóm gắn bó, thuỷ chung, "Tắt lửa tối đèn" có nhau. Tính cố kết cộng đồng làng xã được nhân dân xây dựng, vun đắp từ bao đời đã gắn bó, che chở và tạo nên sức mạnh trong đấu tranh và xây dựng quê hương.

Ngày nay, người dân Hồng Hưng canh tác trên những cánh đồng màu mỡ để cấy lúa, trồng hoa màu các loại và cây ăn quả. Nhiều loại sản phẩm quý nổi danh như nếp cái hoa vàng, gạo dự... Ngoài nghề nông, từ xa xưa người Hồng Hưng không chỉ giỏi làm ruộng mà còn thạo buôn bán. Từ thời phong kiến, trên đất Hồng Hưng đã có chợ Phe, bến chợ Cát là những trung tâm trao đổi hàng hoá.

Cuộc sống tinh thần của người Hồng Hưng khá phong phú, đa dạng, biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo mà sự phản ánh rõ nét nhất là các lễ hội truyền thống của làng, xã cuốn hút sự tham gia đông đảo của người dân. Xưa kia mỗi làng xã, nhân dân đều xây dựng những ngôi đình, chùa có cảnh quan đẹp với kiến trúc độc đáo trang nghiêm, cổ kính như: Đình Chạ Phương Khê, đình Cát Hậu, đình Phương Bằng, chùa Phe của ba thôn: Phương Xá, Thị Xá, Nhân Lý…Trải qua thời gian, do chiến tranh, bị tiêu thổ trong kháng chiến chống Pháp và thiên nhiên tàn phá, hoặc được nhân dân hạ giải lấy vật liệu xây dựng trường học, trụ sở làm việc hành chính của xã, hợp tác xã nông nghiệp...do vậy chỉ còn lại ngôi đình cổ Nhân Lý. Ngày nay, các thôn trong xã đều khôi phục lại đình, chùa làng.

Cho đến nay, xã Hồng Hưng có 02 di tích được được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là "di tích lịch sử" cấp tỉnh gồm:

Đình Hoàng Xá còn có tên gọi khác là Đình Vàng. Theo cuốn lý lịch di tích đình Hoàng Xá thì đình được khởi dựng vào trước năm 1610, vào năm 1897 đình được trùng tu lớn với khuôn viên rộng, cảnh quan đẹp, các hạng mục công trình kiến trúc nối tiếp nhau. Đình Hoàng Xá tôn thờ hai vị Thành hoàng: Công Hoằng Đại vương và Tiến sĩ Phạm Vĩnh Toán. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đình là địa điểm quyên góp, hưởng ứng phong trào "Tuần lễ vàng" đồng thời là trường học cấp I xã Hồng Hưng và căn cứ đóng quân của trung đội du kích xã Nghĩa Hưng (nay là Thị trấn Gia Lộc). Năm 2014, đình Hoàng Xá được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là "di tích lịch sử" cấp tỉnh.

Đình- Chùa Phương Bằng được gọi theo tên thôn Phương Bằng. Đình thờ Thành hoàng làng là Nguyễn Phục- một nhà khoa bảng, một công thần tiết nghĩa thời Lê (thế kỷ XV). Đình là nơi tổ chức các lớp học "bình dân học vụ", là trụ sở làm việc của Bưu điện và công ty Điện máy tỉnh Hải Dương. Năm 2016, đình được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là "di tích lịch sử" cấp tỉnh.

Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hoà, cho mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh, cuộc sống bình an. Lễ hội thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày, nhất là sau tết nguyên đán là làng vào đình đám, lễ hội. Phần lễ có rước kiệu, cúng, tế. Phần hội có tổ chức nhiều trò chơi truyền thống như kéo co, đánh vật, chọi gà, đánh cờ tướng, hát chèo, ca trù, chầu văn... Đây là những ngày vui nhất trong năm, được nhân dân trân trọng duy trì, giữ gìn và trở thành những ngày lễ hội truyền thống ở địa phương.

Dưới chế độ phong kiến, thực dân, bọn quan lại, hào lý, chức sắc ở địa phương lợi dụng lễ hội bóc lột, gây phiền hà sách nhiễu, gieo rắc mê tín dị đoan cho nhân dân.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) các lễ hội truyền thống ở địa phương bị mai một dần. Ngày nay, đời sống nhân dân phát triển, các lễ hội truyền thống được phục hồi gắn liền với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc như: Ngày thành lập Đảng 03/2, Quốc Khánh 02/9, Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4, ngày Quốc tế Lao động 01/5, ngày sinh nhật Bác 19/5,... được nhân dân hăng hái tham gia.

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY​

Hồng Hưng là xã nằm ở phía Tây Nam huyện Gia Lộc, cách trung tâm huyện khoảng 5 km. Phía Bắc tiếp giáp với xã Hoàng Diệu và Thị Trấn Gia Lộc; phía Đông giáp xã Dân Chủ (huyện Tứ Kỳ); phía Nam giáp xã Thống Kênh; phía Tây giáp xã Đoàn Thượng và Toàn Thắng. Là xã có Quốc lộ 37 và tuyến đường trục Bắc – Nam của tỉnh chạy qua, vì vậy thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 541,99 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp 372,41 ha chiếm 68,7%; đất phi nông nghiệp 169,58 ha chiếm 31,3%. Xã có 6 thôn gồm: Phương Khê, Thị Xá, Hoàng Xá, Cát Hậu, Cát Tiền và Phương Bằng với 2.635 hộ và 7.794 nhân khẩu, tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 8,1%.

Đảng bộ xã có 305 đảng viên, sinh hoạt ở 14 chi bộ (06 chi bộ nông thôn, 03 chi bộ trường học; 01 chi bộ Trạm y tế; 01 chi bộ Dân quân cơ động; 01 chi bộ Công an; 02 chi bộ Doanh nghiệp ngoài Nhà nước); Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã bầu 11 đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XXVI. Là xã có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo; có tinh thần yêu nước, đoàn kết dũng cảm trong đấu tranh cách mạng, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, giàu lòng hiếu nghĩa, thủy trung gắn bó với quê hương. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, kinh tế phát triển, nhân dân trong xã luôn đoàn kết tích cực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh. Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm.

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã năm sau đều cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 66 triệu đồng/người/năm.

Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; Trường Tiểu học đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ II, trường Mầm non và THCS đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ I.

Trạm y tế xã giữ vững danh hiệu chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế.

Năm 2022 xã có 6/6 thôn đạt danh hiệu Làng văn hoá, 5/6 thôn và Trường THCS đạt chuẩn về an ninh trật tự.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều hiện nay của xã là 0,94%.

Đảng ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của xã hoạt động có hiệu quả; phát huy tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành và tuyên truyền vận động toàn thể nhân dân nỗ lực phấn đấu, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng, không ngừng xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của xã trong sạch vững mạnh. 

A. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC KHỐI ĐẢNG XÃ HỒNG HƯNG:

 

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
BAN THƯỜNG VỤ
THƯỜNG TRỰC ĐẢNG ỦY
BÍ THƯ ĐẢNG ỦY

 

PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC               PHÓ BÍ THƯ, CHỦ TỊCH UBND

- Văn phòng Đảng ủy;

- Ủy ban kiểm tra Đảng ủy;

- Khối dận vận Đảng ủy;

- Ban tuyên giáo Đảng ủy.

Các chi bộ trực thuộc

1. Phương Khê

2. Thị Xá

 

 

3. Hoàng Xá

4. Cát Hậu

 

5. Cát Tiền

6. Phương Bằng

 

7. Tiểu học

8. THCS

9. Mầm non

10. Công An,

 

11. DQCĐ.

12. Xuyên Việt

13. BABENI

B. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

I. CHỨC NĂNG

Đảng bộ xã Hồng Hưng là hạt nhân chính trị ở cơ sở; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của địa phương và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; chủ động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh giàu đẹp, văn minh.

II. NHIỆM VỤ

1. Lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

1.1 Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo nghị quyết đại hội đảng bộ xã và của cấp trên; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân đối với đất nước.

1.2 Lãnh đạo chính quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai, khoáng sản, ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn hỗ trợ khác để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo…; xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, đô thị hiện đại, văn minh.

1.3 Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1.4 Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, công tác quân sự địa phương và chính sách hậu phương quân đội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

2 Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng

2.1 Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy truyền thống yêu nước trong các tầng lớp nhân dân; xây dựng tình đoàn kết, gắn bó, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở thôn, khu dân cư và trong từng gia đình. Tuyên truyền, nhân rộng gương người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến.

2.2 Quán triệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị và văn bản của các cấp ủy đảng; thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp ủy cấp trên giải quyết.

2.3 Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan điểm sai trái, hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chủ động phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến", “tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bè phái, gia trưởng, dòng họ, bảo thủ và các tệ nạn xã hội.  

3. Lãnh đạo xây dựng đảng bộ, chi bộ và công tác tổ chức, cán bộ

3.1 Đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chủ động đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

3.2 Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, quy chế, quy định, hướng dẫn của cấp trên; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ và cấp ủy bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu; chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thực hiện chế độ đảng phí theo quy định.

3.3 Cấp ủy thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục quy định. Tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ và chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có uy tín để bầu giữ chức vụ chủ chốt các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; tham gia ý kiến lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo ở cấp trên khi được yêu cầu. Lãnh đạo thực hiện tốt chủ trương bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn.

3.4. Tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục, rèn luyện, nâng cao vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên. Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên, quần chúng ưu tú ở khu dân cư và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

4. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

4.1 Đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, quy chế làm việc; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ quan liêu; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.

4.2 Cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc xem xét thi hành kỷ luật đảng đảm bảo dân chủ, công minh, chính xác, kịp thời đối với tổ chức đảng, đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương và hướng dẫn của ủy ban kiểm tra cấp trên.

4.3 Phối hợp chỉ đạo công tác quản lý, kiểm tra đảng viên đang công tác ở các đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

5 Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

5.1 Cấp ủy thường xuyên nghiên cứu, vận dụng và tổ chức thực hiện sáng tạo, có hiệu quả các phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở.

5.2 Lãnh đạo xây dựng chính quyền cùng cấp vững mạnh, hoạt động theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; kiện toàn, sắp xếp thôn, tổ dân phố theo quy định.

5.3 Lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở vững mạnh; đổi mới phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng “hành chính hóa", gắn bó chặt chẽ với nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi  ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tăng cường phối hợp công tác, nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội.

 Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, sức mạnh của nhân dân để tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các mô hình tự quản ở các thôn.

III. TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ

1. Ban Chấp hành Đảng bộ xã

1.1 Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ xã. Quyết định chương trình làm việc, Quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra (UBKT) Đảng ủy; chương trình làm việc, chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng ủy.

1.2 Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của cấp trên, xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá các chương trình, đề án, dự án trọng điểm. Tổ chức thực hiện các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo của cấp trên.

1.3 Quyết định chương trình hành động, những chủ trương, biện pháp nhằm cụ thể hoá và thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, nghị quyết đại hội Đảng bộ xã, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch... trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng hệ thống chính trị, công tác vận động quần chúng ở địa phương.

1.4 Định kỳ hàng tháng (hoặc đột xuất) nghe Ủy ban nhân dân (UBND) xã báo cáo kết quả thực hiện và những đề xuất, kiến nghị để quyết định những vấn đề về kinh tế, xã hội, công tác quốc phòng quân sự địa phương, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác xây dựng chính quyền,…

1.5 Nghe và cho ý kiến về các mặt công tác trọng tâm, những đề xuất, kiến nghị của thường trực hội đồng nhân dân (HĐND), lãnh đạo UBND, ban tuyên giáo, khối dân vận, thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ), Ban Thường vụ các đoàn thể chính trị - xã hội, các chi bộ trực thuộc Đảng ủy.

1.6 Xem xét, thảo luận các báo cáo của Đảng ủy về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nghị quyết của Đảng ủy hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm; các báo cáo của UBKT Đảng ủy về công tác kiểm tra, giám sát, về hoạt động của UBKT Đảng ủy; kết quả các cuộc kiểm tra, giám sát của ban chấp hành đảng bộ.

1.7 Thực hiện các nội dung về công tác cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

1.8 Ra nghị quyết về các nội dung công tác đảng viên như: Đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, khai trừ đảng viên, xoá tên đảng viên, đảng viên xin ra khỏi Đảng, đề nghị tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên,…; xem xét, quyết định khen thưởng, thi hành kỷ luật đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.

1.9 Chuẩn bị triệu tập đại hội nhiệm kỳ mới; thảo luận và thông qua các văn kiện trình đại hội; chuẩn bị đề án nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, đoàn đại biểu đảng bộ xã đi dự đại hội đảng bộ cấp huyện, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội và các nội dung khác phục vụ đại hội.

2. Ban Thường vụ Đảng ủy

2.1 Lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng ủy và báo cáo kết quả với Đảng ủy

2.1 Quyết định triệu tập hội nghị ban chấp hành, chuẩn bị các nội dung của hội nghị theo quy định tại Điều 1 của Quy chế (báo cáo, kế hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết…) trình ban chấp hành.

2.3 Dự thảo kế hoạch, phương án bố trí, phân công công tác, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ diện Đảng ủy quản lý trình Đảng ủy xem xét, quyết định.

2.4 Chuẩn bị hồ sơ trình Đảng ủy ra nghị quyết về các nội dung công tác đảng viên như: kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, khai trừ đảng viên, xoá tên đảng viên, đảng viên xin ra khỏi Đảng, đề nghị tặng Huy hiệu đảng cho đảng viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng.…

2.5 Báo cáo với Đảng ủy những công việc đã chỉ đạo thực hiện trong thời gian giữa hai kỳ hội nghị Đảng ủy. Tiếp thu ý kiến tham gia, phê bình của Đảng ủy viên về những việc liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường vụ Đảng ủy.

IV. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN

1. Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ

1.1 Tham gia đầy đủ các phiên họp của Đảng ủy; thảo luận và biểu quyết các công việc do Đảng ủy quyết định và cùng chịu trách nhiệm về những quyết định đó, được phân công trực tiếp phụ trách chi bộ trực thuộc Đảng ủy, lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về sự chỉ đạo việc triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng ủy thuộc lĩnh vực, đơn vị được phân công phụ trách.

1.2 Tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, cụ thể hoá và thực hiện nghị quyết của Đảng, trực tiếp hoặc tham gia chuẩn bị các chương trình, đề án trình tại các hội nghị ban chấp hành, đóng góp ý kiến vào các vấn đề khác do Ban Thường vụ Đảng ủy đề nghị.

1.3 Nắm bắt phát hiện vấn đề mới từ thực tiễn, đề xuất với Đảng ủy để lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy, nhân rộng điển hình tiên tiến hoặc uốn nắn lệch lạc, khắc phục yếu kém, khuyết điểm.

1.4 Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói và làm theo nghị quyết, giữ gìn đoàn kết nội bộ, giữ nghiêm kỷ luật, nếp sống trong sạch, lành mạnh; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; gương mẫu học tập nâng cao trình độ mọi mặt về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

1.5 Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công công tác của Đảng ủy, có quyền trình bày ý kiến khi cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá, quyết định bố trí công tác, thi hành kỷ luật; được phê bình, chất vấn theo quy định Điều lệ Đảng.

1.6 Được Ban Thường vụ Đảng ủy thông tin về tình hình hoạt động của đảng bộ và các vấn đề khác theo quy định của Điều lệ Đảng.

2. Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy

Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ và các nội dung sau:

2.1 Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban Thường vụ Đảng ủy, thảo luận Hồng Hưng các nội dung công việc trước khi đưa ra Đảng ủy quyết định và cùng chịu trách nhiệm về những quyết định đó.

2.2 Báo cáo tình hình, chuẩn bị và đề xuất các vấn đề thuộc trách nhiệm được giao để Đảng ủy xem xét quyết định. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Đảng ủy ở những đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách.

2.3 Chịu trách nhiệm cá nhân khi phát biểu tại hội nghị hoặc giải quyết công việc ở địa bàn phụ trách; nếu thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy thì phải được sự phân công của Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng ủy xã.

3. Bí thư Đảng ủy

Bí thư Đảng ủy là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng ủy; cùng Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp huyện, trước đảng bộ và nhân dân trong xã về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Bí thư Đảng ủy có các nhiệm vụ và quyền hạn:

3.1 Chủ trì các công việc của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy; chủ trì và kết luận các hội nghị của đảng bộ, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy; chủ động đề xuất, trao đổi trong Ban Thường vụ Đảng ủy những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Đảng ủy thảo luận, quyết định; trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tuyên giáo, bảo vệ chính trị nội bộ. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

3.2 Chỉ đạo, tổ chức quán triệt trong đảng bộ và nhân dân trong xã các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo chuẩn bị những đề án, kế hoạch,... nhằm cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị của Đảng để Đảng ủy thảo luận, quyết định.

3.3 Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác quân sự địa phương, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; duy trì nền nếp sinh hoạt đảng bộ, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy theo đúng Quy chế làm việc; giữ vững đoàn kết, Hồng Hưng trong nội bộ cấp uỷ và toàn đảng bộ; phối hợp với UBMTTQ xã tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

3.4 Chỉ đạo sơ, tổng kết việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; thay mặt Đảng ủy báo cáo với cấp uỷ cấp huyện, thông báo với đảng bộ về tình hình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ở địa phương và hoạt động của cấp uỷ theo đúng quy định.

3.5 Chỉ đạo đồng chí phó bí thư thường trực Đảng ủy giải quyết công việc hàng ngày của đảng bộ; chỉ đạo đồng chí phó bí thư, chủ tịch UBND xã tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của cấp uỷ liên quan đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn xã; Chỉ đạo đồng chí phó bí thư, chủ tịch HĐND xã thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã; chỉ đạo các đồng chí phó bí thư phụ trách địa bàn, ngành, lĩnh vực công tác giải quyết công việc theo nhiệm vụ được phân công; thay mặt Đảng ủy ký nghị quyết và các văn bản do Đảng ủy ban hành.

3.6 Bí thư đảng ủy chủ trì tiếp xúc, đối thoại với nhân dân theo Quy chế số 03-QC/TU, ngày 18/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

4. Các Phó bí thư

4.1. Phó bí thư Thường Trực Đảng ủy

Cùng với bí thư, các phó bí thư chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Đảng ủy; đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công, có các nhiệm vụ và quyền hạn:

- Thường trực giải quyết các công việc hàng ngày của đảng bộ; kiêm các chức danh chủ nhiệm UBKT, trưởng Khối dân vận, phụ trách công tác Văn phòng Đảng ủy; phối hợp công tác giữa tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên và nghị quyết của Đảng ủy

- Giúp đồng chí bí thư Đảng ủy chuẩn bị các nội dung họp Đảng ủy, Ban Thường vụ. Chủ trì chuẩn bị dự thảo Quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khoá, chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm của Đảng ủy để Đảng ủy xem xét, quyết định.

- Giải quyết các công việc do bí thư uỷ nhiệm, thay mặt bí thư khi bí thư đi vắng; chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; công tác thi đua khen thưởng, tài chính Đảng; quản lý, khai thác hồ sơ, lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ diện Đảng ủy quản lý. Chuẩn bị hồ sơ để Đảng ủy xem xét, quyết định các nội dung về kết nạp đảng viên, chuyển đảng chính thức, xoá tên đảng viên, xin ra khỏi Đảng, tặng Huy hiệu Đảng; khen thưỏng, kỷ luật, phân loại đảng viên, tổ chức đảng,… theo quy định Điều lệ Đảng.

- Đề xuất với Đảng ủy những vấn đề cần quan tâm giải quyết thuộc các lĩnh vực, nhiệm vụ mình phụ trách; ký các văn bản của Đảng ủy khi được bí thư Đảng ủy uỷ quyền.

4.2. Phó bí thư Đảng ủy - chủ tịch UBND xã

Cùng với bí thư, các Phó bí thư Đảng ủy chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Đảng ủy; chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Phó bí thư Đảng ủy - chủ tịch UBND xã có các nhiệm vụ và quyền hạn:

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng ủy, HĐND xã và của cơ quan nhà nước cấp trên về những vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; dự thảo các đề án, chương trình, kế hoạch về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng chính quyền,… trình Đảng ủy thảo luận, quyết định theo chương trình làm việc.

- Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và đồng chí bí thư Đảng ủy về toàn bộ hoạt động của UBND xã theo quy định của pháp luật; cùng với Đảng ủy và uỷ viên UBND xã chỉ đạo xây dựng chính quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng, công tác dân vận của chính quyền; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội, thu chi ngân sách, quốc phòng quân sự địa phương, an ninh trật tự trên địa bàn và các công việc điều hành chủ yếu của UBND với Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.

- Thường xuyên báo cáo tình hình với đồng chí bí thư Đảng ủy về hoạt động của UBND xã, chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm và phạm vi công tác của UBND xã cần báo cáo xin ý kiến Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy; phối hợp chặt chẽ với đồng chí phó bí thư thường trực Đảng ủy để đảm bảo sự Hồng Hưng trong lãnh đạo giữa Đảng ủy và chính quyền.

- Giải quyết các công việc do bí thư Đảng ủy uỷ nhiệm và thay mặt đồng chí bí thư, phó bí thư thường trực Đảng ủy khi đi vắng; ký các văn bản của Đảng ủy khi được bí thư Đảng ủy uỷ quyền.

- Chủ trì hoặc cùng bí thư đảng ủy tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân theo Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân.

V. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

        1. Đối với Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy, các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng cấp ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện

1.1 Đối với Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy

1.1.1 Đảng ủy xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ huyện ủy.

1.1.2 Đảng ủy kịp thời quán triệt, cụ thể hoá và triển khai thực hiện có hiệu quả các quyết định của huyện ủy ở địa bàn xã; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình địa phương; báo cáo kịp thời đầy đủ những vấn đề về tổ chức, cán bộ tại xã thuộc diện huyện ủy quản lý khi có yêu cầu.

1.1.3 Khi cần thiết, Đảng ủy uỷ quyền cho Ban Thường vụ Đảng ủy đăng ký làm việc với thường trực, Ban Thường vụ huyện uỷ để báo cáo kết quả thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên; tham mưu, đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo khắc phục, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trên địa bàn.

1.2 Đối với các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện uỷ

Đảng ủy phối hợp với các ban xây dựng Đảng, văn phòng huyện uỷ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; chỉ đạo các ban tham mưu và văn phòng Đảng ủy xây dựng mối quan hệ công tác chặt chẽ với các ban xây dựng Đảng và văn phòng huyện uỷ, báo cáo kịp thời các nội dung khi các cơ quan của huyện uỷ yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chuyên viên các ban xây dựng Đảng và văn phòng huyện uỷ đến công tác hoặc được phân công theo dõi xã.

1.3 Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội Huyện

Đảng ủy phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành dọc cấp trên giao; trao đổi, Hồng Hưng về nhân sự khi kiện toàn các chức danh chủ chốt của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội của xã; chỉ đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và các cán bộ chuyên môn của xã chủ động giữ mối quan hệ công tác với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan cấp huyện nhằm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại cơ sở.

2. Đối với các chi bộ trực thuộc Đảng ủy 

2.1 Đảng ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các chi uỷ, chi bộ; thông qua các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Đảng ủy viên phụ trách để nắm bắt tình hình các mặt công tác của chi bộ, kịp thời uốn nắn lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cho ý kiến xử lý những vấn đề nảy sinh ở từng địa bàn, đơn vị, thôn.

2.2 Khi cần thiết, Ban Thường vụ Đảng ủy làm việc với chi uỷ (hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ) để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và nghe báo cáo tình hình hoạt động của chi bộ.

2.3 Các chi uỷ, chi bộ trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về toàn bộ hoạt động ở địa bàn; kịp thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm chế độ phản ánh, báo cáo hàng tháng với Đảng ủy .

3. Đối với HĐND và UBND xã

3.1. Đối với HĐND xã

3.1.1 Thường trực HĐND xã phải chấp hành nghiêm chỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về mọi hoạt động của HĐND theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

3.1.2 Định kỳ 6 tháng, 01 năm (hoặc đột xuất) Đảng ủy nghe báo cáo và cho ý kiến lãnh đạo về nội dung chủ yếu của mỗi kỳ họp HĐND, những vấn đề mà HĐND phải xin ý kiến Đảng ủy. Đối với các vấn đề quan trọng khi thảo luận trong kỳ họp HĐND còn có nhiều ý kiến khác nhau thì thường trực HĐND phải báo cáo xin ý kiến Đảng ủy trước khi HĐND biểu quyết thông qua.

3.1.3 Đảng viên là đại biểu HĐND phải nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Đảng ủy.

3.2 Đối với UBND xã

3.2.1 Khi có chỉ đạo của chính quyền cấp trên, cần thiết phải báo cáo đảng ủy, lãnh đạo UBND xã phải chủ động báo cáo Đảng ủy để có chủ trương giải quyết bằng việc đưa ra nghị quyết hoặc thông báo để UBND xã lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

3.2.2 Hàng tháng, Đảng ủy nghe UBND xã báo cáo để quyết định những vấn đề về kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng chính quyền,... theo khoản 4, 5, Điều 1 quy chế này.

3.2.3 Lãnh đạo UBND xã phải chấp hành nghiêm chỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy.

4. Đối với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xã

Đảng ủy lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội bằng các chỉ thị, nghị quyết, công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở từng tổ chức.

4.1 Đảng ủy lãnh đạo và tạo điều kiện cho MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đạt kết quả; phát huy vai trò của các tổ chức trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng với Đảng, tham gia xây dựng Đảng.

4.2 Đại diện lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội được mời dự họp các hội nghị giao ban của Đảng ủy. Hằng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm hoặc theo yêu cầu của Đảng ủy, lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội báo cáo tình hình công tác và chương trình hoạt động của tổ chức mình, đồng thời đề xuất các vấn đề cần thiết, xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy .

4.3 Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Ban Thường vụ Đảng ủy làm việc với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, nắm tình hình hoạt động để có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

VI. NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

          1. Họp ban chấp hành đảng bộ

1.1 Đảng ủy xã họp định kỳ 1 lần/tháng từ ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng và họp bất thường khi cần thiết.

1.2 Thành phần hội nghị các đồng chí Đảng ủy viên; khi cần thiết có thể tổ chức hội nghị Đảng ủy mở rộng mời các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng các đoàn thể nhân dân (không phải là Đảng ủy viên), cán bộ, công chức xã có liên quan đến nội dung hội nghị.

1.3 Chuẩn bị nội dung hội nghị: Bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ hoặc Đảng ủy viên được phân công có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung trình hội nghị thảo luận, quyết định. Nội dung phải được thông báo đến thành phần hội nghị trước cuộc họp từ 2-3 ngày để các thành viên nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến tham gia.

1.4 Tiến hành hội nghị: Đồng chí bí thư (hoặc phó bí thư) điều hành các cuộc họp Đảng ủy (và Đảng ủy mở rộng). Sau phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, cá nhân được phân công trình bày nội dung đã được chuẩn bị, gợi ý các nội dung trọng tâm; các đại biểu thảo luận; chủ toạ tổng hợp, kết luận; Đảng ủy biểu quyết và thông qua nghị quyết hội nghị. Các thành viên dự hội nghị có trách nhiệm thực hiện nghiêm chế độ bảo mật theo quy định.

1.5 Công việc sau hội nghị: Đảng ủy giao cho đồng chí phó bí thư thường trực Đảng ủy hoàn thiện biên bản hội nghị và ban hành các văn bản (chương trình hành động, nghị quyết…) về các nội dung Đảng ủy đã bàn Hồng Hưng và quyết định. 

2. Họp Ban Thường vụ Đảng ủy

2.1 Ban Thường vụ Đảng ủy họp 1 lần/tháng và bất thường khi cần thiết.

2.2. Thành phần: Các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ và một số đồng chí Đảng ủy viên, cán bộ, công chức xã,…

2.3 Chuẩn bị nội dung: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy hoặc những đồng chí được phân công chuẩn bị các nội dung để Ban Thường vụ thảo luận Hồng Hưng các vấn đề xin ý kiến của Đảng ủy.

Bí thư và các Phó bí thư Đảng ủy hội ý hàng tuần và bất thường (khi cần) chuẩn bị và Hồng Hưng các nội dung trước khi họp Ban Thường vụ, Đảng ủy.

Các hội nghị ban chấp hành, Ban Thường vụ, hội ý bí thư và phó bí thư phải ghi biên bản theo quy định.

3. Chế độ thông tin, báo cáo

3.1 Ban Thường vụ Đảng ủy có trách nhiệm thông tin cho uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ về tình hình chung của đảng bộ xã, tình hình trong nước, quốc tế.

3.2 Các đồng chí Đảng ủy viên có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, phản ánh tình hình đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách; đề xuất với Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh.

3.3 Hằng tháng, MTTQ, các đoàn thể, các chi bộ trực thuộc phản ánh và báo cáo tình hình hoạt động trong tháng và đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm tháng tiếp theo của chi bộ, của đơn vị mình về văn phòng Đảng ủy .

3.4 Hàng tháng, Ban Thường vụ Đảng ủy báo cáo tình hình chung, những việc đã giải quyết và các công việc tháng sau với các đồng chí Đảng ủy viên.

4. Chế độ kiểm tra, giám sát

4.1 Sau khi có nghị quyết của Đảng ủy, các chi bộ, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phải triển khai, tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng ủy . Đối với các nghị quyết quan trọng, Ban Thường vụ Đảng ủy có thể mở hội nghị cán bộ để truyền đạt hoặc chỉ đạo làm điểm để rút kinh nghiệm trước khi phổ biến ra diện rộng.

4.2. Hàng năm, Đảng ủy tiến hành kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết ở các chi bộ. Đảng ủy, UBKT Đảng ủy và các chi bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định Điều lệ Đảng.

5. Chế độ tự phê bình và phê bình

5.1 Hàng năm, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ và cá nhân các đồng chí Đảng ủy viên, uỷ viên ban thường vụ, bí thư, Phó bí thư Đảng ủy thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.

5.2 Các đồng chí Đảng ủy viên, khi thấy có vấn đề cần thiết thì chủ động phản ảnh trực tiếp với đồng chí bí thư, phó bí thư Đảng ủy .

5.3 Việc nhận xét, đánh giá cán bộ phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, toàn diện với tinh thần xây dựng, củng cố đoàn kết Hồng Hưng trong nội bộ tổ chức đảng, cấp uỷ.

6. Chế độ nắm tình hình

Các đồng chí Đảng ủy viên có trách nhiệm sâu sát các chi bộ để nắm tình hình, kiểm tra công việc hoặc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất chính đáng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; tuyên truyền giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh về Đảng ủy những vấn đề mới phát sinh để Đảng ủy có biện pháp giải quyết hoặc báo cáo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời.

7. Chế độ quản lý, phát hành tài liệu, văn bản của Đảng ủy

7.1 Các văn bản, giấy tờ dùng con dấu của Đảng ủy phải được đồng chí bí thư (hoặc phó bí thư được uỷ quyền) duyệt và Hồng Hưng phát hành. Văn phòng Đảng ủy chịu trách nhiệm về thể thức văn bản và thực hiện nghiêm chế độ quản lý, phát hành, lưu trữ tài liệu theo quy định.

7.2 Việc ký các văn bản, tài liệu có dấu của Đảng ủy: Do đồng chí bí thư (hoặc phó bí thư được uỷ quyền) ký.

 

DANH SÁCH

CÁC CHỨC DANH BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ, ỦY BAN KIỂM TRA, KHỐI DÂN VẬN, BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY,

 CÁC CHI BỘ

 

STTHọ và tênChức vụ đơn vị
I. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
1PHẠM VĂN LUẬNHUV-Bí thư Đảng ủy
2ĐẶNG ĐÌNH HOÀIPhó bí thư thường trực-CT HĐND
3PHẠM VĂN HANHPhó bí thư, Chủ tịch UBND
4LÊ VĂN ĐAMĐUV, Chủ tịch UBMTTQ xã
5NGUYỄN ĐỨC TUÂNĐUV, Phó chủ tịch HĐND
6HÀ XUÂN NHIỆMĐUV, Phó chủ tịch UBND
7NGUYỄN MẠNH THƯỜNGĐUV, Công chức vp HĐND,UBND
8TRẦN VĂN KIỆMĐUV, Chỉ huy trưởng quân sự
9NGUYỄN TIẾN VIỆTĐUV, Bí thư ĐTNCSHCM
10PHẠM THỊ LÀNĐUV, Công chức VHXH
II. ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG ỦY
1ĐẶNG ĐÌNH HOÀIChủ nhiệm UBKT
2NGUYỄN ĐỨC TUÂNPhó chủ nhiệm UBKT
3NGUYỄN TIẾN VIỆTỦy viên UBKT
4PHẠM THỊ LÀNỦy viên UBKT
5LÊ XUÂN XÔỦy viên UBKT
III. KHỐI DÂN VẬN ĐẢNG ỦY
1ĐẶNG ĐÌNH HOÀITrưởng khối
2LÊ VĂN ĐAMThành viên
3ĐỖ VĂN MÔ
Thành viên
4NGUYỄN TIẾN VIỆTThành viên
5PHẠM THỊ LÀN
Thành viên
6ĐẶNG VĂN DIỆNThành viên
IV. BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY
1PHẠM VĂN LUẬNHUV, Bí thư Đảng uỷ, Tr­ưởng ban;
2PHẠM TRUNG TOÀNCông chức VHXH, phó ban;
3LÊ VĂN ĐAMĐUV CT UBMTTQ xã, thành viên;
4NGUYỄN NGỌC THÍNHBáo cáo viên HU cơ sở, thành viên;
5PHẠM THỊ VÂNTrưởng đài TT xã, thành viên
6LÊ THỊ HUỆCT hội LHPN xã, thành viên
7ĐỖ VĂN MÔCT hội CCB xã, thành viên
V. VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY
1LÊ THỊ HÀ 
VI. BÍ THƯ CHI BỘ TRỰC THUỘC
1ĐẶNG ĐÌNH KIÊMBí thư chi bộ, trưởng thôn Phương Khê
2NGUYỄN VĂN THUỶBí thư chi bộ, trưởng Thị Xá
3PHẠM VĂN THẾBí thư chi bộ, trưởng Hoàng Xá
4NGUYỄN THỊ HƯƠNGBí thư chi bộ, trưởng Cát Hậu
5LÊ XUÂN XÔBí thư chi bộ, trưởng thôn Cát Tiền
6PHẠM THỊ HUỆBí thư chi bộ, trưởng thôn Phương Bằng
7PHẠM THỊ TÂM
Bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường Mầm non
8PHẠM THỊ CHUẾ
Bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường Tiểu học
9NGUYỄN TUẤN THUẬNBí thư chi bộ, hiệu trưởng trường THCS
10PHẠM THỊ LUYẾN
Bí thư chi bộ công ty TNHH BABENI
11HÀ XUÂN HUYBí thư chi bộ HTX Xuyên Việt
12PHẠM VĂN LUẬN
Bí thư chi bộ quân sự
13NGUYỄN MẠNH LONGBí thư chi bộ, Trưởng công an